DIỄN ĐÀN CLB TDTT TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ LỰU
Nếu muốn nói lên tâm tư, cảm nhận của bạn, hãy đăng ký và đăng nhập để viết bài.

CHÚC BẠN CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT VUI VẺ CÙNG CHÚNG TÔI

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN CLB TDTT TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ LỰU
Nếu muốn nói lên tâm tư, cảm nhận của bạn, hãy đăng ký và đăng nhập để viết bài.

CHÚC BẠN CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT VUI VẺ CÙNG CHÚNG TÔI
DIỄN ĐÀN CLB TDTT TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ LỰU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11

Go down

Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11 Empty Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11

Bài gửi  admin Fri Nov 20, 2009 1:55 pm

[

Phường 4 ngày 05 tháng 11 năm 2009

KẾ HOẠCH GIAO LƯU BÓNG CHUYỀN NỮ HỌC SINH
CHÀO MỪNG NGÀY 20/11


Năm học 2009-2010, năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành…
Để ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2009 có ý nghĩa giáo dục và động viên sâu sắc tới cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành.
Một cơ hội cho các em học sinh có thể thể hiện tình cảm đến thầy cô giáo của mình.
Được sự cho phép của BGH trường THCS Nguyễn Thị Lựu, nay CLB bóng chuyền nữ học sinh trường THCS Nguyễn Thị Lựu kết hợp chi đoàn trường THCS Nguyễn Thị Lựu lập kế hoạch buổi giao lưu bóng chuyền nữ như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Chào mừng các ngày Nhà giáo Việt nam 20/11
- Giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thi đấu với các trường bạn.
- Tạo sân chơi lành mạnh cho các em học sinh, từ đó giúp các em hòa nhập, thích nghi với sinh hoạt tập thể.
- Đoàn kết cùng nhau xây dựng ngôi trường thân thiện, khỏe mạnh để thúc đẩy quá trình học tập văn hóa, đạo đức của các em học sinh.
- Yêu cầu BTC, trọng tài và các VĐV tham gia với tinh thần: Nhiệt tình, trung thực, khách quan, đảm bảo an toàn trong thi đấu.
II. Nội dung:
Thi đấu giao lưu bóng chuyền nữ học sinh giữa 5 trường trên địa bàn thành phố:
+ Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, số lượng tham dự: 1 đội.
+ Trường THCS Kim Hồng, số lượng tham dự: 1 đội.
+ Trường THCS Phạm Hữu Lầu, số lượng tham dự: 1 đội.
+ Trường THCS Trần Đại Nghĩa, số lượng tham dự: 1 đội.
+ Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, số lượng tham dự: 1 đội.
III. Thời gian, địa điểm:
A. Thời gian: 7h ngày 22 tháng 11 năm 2009.
B. Địa điểm: Sân bóng chuyền trường THCS Nguyễn Thị Lựu.
IV. Thành phần Ban tổ chức:
1 . Thầy: Nguyễn Bá Tùng , hiệu trưởng, trưởng ban.
2. Thầy: Huỳnh Thanh Sang, PHT, phó ban.
3. Cô : Nguyễn Thị Thanh Thúy, PHT, phó ban.
4 . Ông : Nguyễn Kim Chung, trưởng ban đại diện hội CMHS, phó ban.
5. Thầy : Trần Mộng Vân, Chủ tịch CĐ, thành viên.
6 . Thầy: Lưu Phú Toàn, tổ trưởng tổ Văn Thể, thành viên.
7. Cô Quách Lê Phương Dung, BT Chi đoàn, thành viên.
8. Thầy: Nguyễn Hồng Thái, TPT , thành viên.
9. Cô: Lý Thị Phương Nga , Y tế, thành viên.
V. Khen thưởng:
1 Giải Nhất : 70.000 đồng + cờ luân lưu
1 Giải Nhì: 60.000 đồng + cờ luân lưu.
1 Giải Ba : 50.000 đồng + cờ luân lưu.
2 Giải khuyến khích: 40.000 đồng. + cờ luân lưu
VI. Dự trù kinh phí:
- Giải thưởng: 220.000 đồng.
- Cờ luân lưu: 105.000 đồng.
- Nước uống : 20.000 đồng.
- Vẽ sân: 20.000 đồng
- Trang trí phông màn: 50.000 đồng
- Bồi dưỡng y tế : 20.000 đồng

Tổng cộng : 435.000 đồng.
(Bốn trăm ba mươi lăm ngàn đồng)
- Nguồn thu dự tính:
+ Chi đoàn trường THCS Nguyễn Thị Lựu có nhiệm vụ vận động các nguồn tài trợ tạo kinh phí hoạt động cho chương trình.
+ Kinh phí từ Ban đại diện Hội CMHS của trường.
VII. Phân công nhiệm vụ:
- Trưởng ban có nhiệm vụ quản lý, đôn đốc các thành viên đảm bảo tổ chức thi đấu an toàn, tiết kiệm và có tính giáo dục cao. Phát thư đến các trường tại mục II mời thi đấu.
- Thầy Lưu Phú Toàn cùng 5 học sinh trong CLB chuẩn bị sân bãi, bóng ngày thi đấu.
- Cô Quách Lê Phương Dung cùng chi đoàn đảm nhiệm phần đón VĐV đội bạn, âm thanh, phông màn, nước uống.
- Thầy Nguyễn Hồng Thái chịu trách nhiệm tuyên truyền mục đích, ý nghĩa buổi giao lưu dưới những tiết chào cờ và chuẩn bị phần khen thưởng.
- CLB bóng chuyền nữ lên kế hoạch tập luyện để có chất lượng tốt chuyên môn trong thi đấu.
- Trọng tài: Các trường tham gia thi đấu cử 2 giáo viên làm nhiệm vụ trọng tài.

Trên đây là kế hoạch giao lưu TDTT chào mừng nhà giáo Việt Nam 20/11. Để buổi giao lưu đầy ý nghĩa và thành công tốt đẹp , đề nghị các bộ phận có trách nhiệm phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.




[/color][/b][/size]


Được sửa bởi Admin ngày Tue Dec 01, 2009 8:52 am; sửa lần 1.
admin
admin
Hướng Dẫn Viên
Hướng Dẫn Viên

Nam
Tổng số bài gửi : 70
Age : 47
Đến từ : Ngôi Nhà Chung
Job/hobbies : Giáo viên
Points : 167
Reputation : 6
Registration date : 16/03/2009

https://ntlclub.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11 Empty Vinh dự mang tên các vị Anh hùng

Bài gửi  admin Fri Nov 20, 2009 2:55 pm

Trường THCS Nguyễn Thị Lựu
Nguyễn Thị Lựu (1909-1988)
Bà Nguyễn Thị Lựu, tên thật Đỗ Thị Thưởng, bí danh Thu, Cửu, thường gọi tám Lựu, sinh ngày 23/9/1909 tại làng Hòa An, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Là người con gái hiếu hạnh, dũng cảm, mưu trí, bà sớm được giác ngộ cách mạng, thoát ly gia đình, đứng vào hàng ngũ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (1928). Qua thành tích hoạt động xuất sắc, bà được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng vào cuối năm 1929 tại Phong Hoà, CầnThơ.

Đầu năm 1931, trên cương vị Thường vụ Tổng công hội đỏ Xứ ủy Nam Kỳ, bà bị giặc bắt giam ở bót Pôlô (Chợ Lớn). Trước những trận đòn khóc liệt, man rợ, bà vẫn không chao đảo tinh thần, vững dạ bảo toàn khí tiết Cộng sản. Đồng chí Nguyễn Văn Hanh, bí danh Nhuận, người yêu của bà, cũng bị bắt giam tại bót Pôlô cùng thời điểm với bà. Toà đại hình đặc biệt Sài Gòn mở phiên xử, kéo dài 7 ngày từ ngày 2 đến 9/5/1933, tuyên án bà 5 năm tù giam tại Khám lớn Sài Gòn, đồng chí Nhuận tử hình, hạ xuống chung thân khổ sai, đày đi Côn Đảo.

Năm 1936, bà được trả tự do, mới biết tin người yêu đã hy sinh trong chuyến vượt ngục Côn Đảo cuối năm 1934, cùng với 10 đồng chí, trong đó có Ngô Gia Tự (1908-1934), Bí thư đầu tiên của Xứ ủy Nam Kỳ.

Trở lại hoạt động, bà tham gia nhóm La Lutte (tranh đấu), phục vụ tại toà soạn La Lutte và được bầu vào Ủy ban trù bị Đông Dương Đại Hội. Đầu năm 1937, bà tiếp tục làm báo L/Avant-Garde (1937), Le Peuple (1937), Dân chúng (1938-1939).

Đầu tháng 9/1939, bà bị thực dân Pháp bắt giam lần thứ 2 ở nhà tù Phú mỹ (Thị Nghè - Gia Định) 1939-1941, trại giam Bà Rá (Biên Hòa) 1941-1945.

Nhật đảo chánh Pháp 9/3/1945, bà cùng một số đồng chí ở trại tù Bà Rá vượt ngục về Sài Gòn, tham gia hoạt động, vận động quần chúng ủng hộ Mặt trận Việt Minh lãnh đạo thắng lợi Tổng khởi nghĩa 25/8/1945.

Năm 1946 bà công tác ở Tỉnh ủy Châu Đốc, tham gia Ban Dân vận thị xã Châu Đốc, gầy dựng phát triển tờ báo “Anh Thư” của Hội Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Châu Đốc. Sau đó, bà giữ các nhiệm vụ: Trưởng ban Phụ Vận Thành Uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn (1949); tham gia phong trào bảo vệ hoà bình Sài Gòn - Chợ Lớn, phụ trách Tiểu ban đấu tranh đòi thi hành hiệp định Genève (1954); gia nhập Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ban Mặt trận Trung ương (1959); Vụ trưởng Vụ quốc tế của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (1960); Phó tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (1961); Đại biểu Quốc hội các khóa IV, V, VI.

Sau ngày giải phóng 30/4/1975, bà đảm nhận chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban thống nhất của Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nghỉ hưu tháng 7/1979.

Bà từ trần ngày 11/10/1988, hưởng thọ 79 tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của bà rạng rỡ đôi đàng về cách mạng, về tình yêu, thủy chung, kiên cường, bất khuất.

Tên bà được đặt cho trường trung học cơ sở ở phường 4 và một con đường trong thành phố Cao Lãnh.
admin
admin
Hướng Dẫn Viên
Hướng Dẫn Viên

Nam
Tổng số bài gửi : 70
Age : 47
Đến từ : Ngôi Nhà Chung
Job/hobbies : Giáo viên
Points : 167
Reputation : 6
Registration date : 16/03/2009

https://ntlclub.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11 Empty Re: Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11

Bài gửi  admin Fri Nov 20, 2009 2:58 pm

Trường THCS Kim Hồng
Trần Thị Thu - Kim Hồng (1946-1968)
Bà Trần Thị Thu sinh năm 1946, quê xã Hòa An, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Bà tham gia cách mạng năm 1960. Khi hy sinh là Xã đội phó xã Hòa An, đảng viên Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Sống trong gia đình yêu nước, tiếp xúc với cán bộ cách mạng, nên 14 tuổi, Thu tình nguyện làm liên lạc, rãi truyền đơn, dán khẩu hiệu, đào hầm bí mật nuôi chứa cán bộ…
Năm 1962, Thu cùng bà con trong xóm đào hầm bí mật chứa hai trung đội địa phương quân tỉnh về ém quân, diệt gọn đại đội 10 bảo an của địch, ngày 27/10/1962. Đơn vị rút về căn cứ, giao lại số thương binh, liệt sĩ cho địa phương. Thu đưa anh em vào hầm bí mật, chờ tối chuyển về vùng giải phóng an toàn, chu đáo.

Một đêm tháng 4/1963, địch bao vây bắn chết một cán bộ ta tại nhà Thu. Chúng sợ ta đánh trả nên bỏ chạy. Nhân cơ hội ấy, Thu cùng mẹ chuyển thi hài đồng chí vào hầm bí mật và xoá mọi dấu vết. Địch trở lại lục soát không tìm được gì, chúng bắt mẹ con Thu đánh đập dã man, giam cầm suốt 4 tháng, nhưng không khai thác được gì, phải thả mẹ con Thu. Ra khỏi tù, Thu tiếp tục hoạt động.

Trên cho ý kiến là phải diệt hai tên ác ôn là Cọp và Bé. Thu nhận nhiệm vụ, 8 giờ đêm 2/7/1964, trà trộn cùng bà con đi chùa, Thu cùng hai du kích cải trang bắn chết hai tên Cọp và Bé tại quán cà phê cách đồn chỉ hơn 100 mét.

Năm 1966, Thu được cử làm Xã đội phó. Đội Du kích xã phát triển lên 20 người, Du kích ấp từ 3 người lên 56, ngày hợp pháp làm ăn, đêm hoạt động.

Cuộc tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968, Thu cùng đội du kích tích cực phục vụ và cùng bộ đội đánh vào thị xã Cao Lãnh, diệt ác phá kềm. Địch chi viện quân biệt động, xe M.113 phản kích ác liệt. Riêng đơn vị Du kích của Thu diệt 27 tên, có 1 Mỹ.

Ngày 3/6/1968, trên đường về huyện nhận chỉ thị mới, Thu bị địch phục kích bắn bị thương nặng và bắt sống. Địch tra tấn rồi dụ dỗ, Thu vẫn giữ vững khí tiết, mắng chửi lại địch. Không khai thác được gì, hôm sau chúng hèn hạ giết chết Thu.

Gương sáng về lòng trung kiên, bất khuất, chiến đấu và hy sinh anh dũng của Thu đã được nhân dân cảm phục, đồng đội thương yêu, kẻ thù khiếp sợ. Ngày 30/10/1978, Trần Thị Thu được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực kượng vũ trang nhân dân. Tên chị được đặt cho Trường trung học cơ sở ở phường 1 và một con đường ở thành phố Cao Lãnh.
admin
admin
Hướng Dẫn Viên
Hướng Dẫn Viên

Nam
Tổng số bài gửi : 70
Age : 47
Đến từ : Ngôi Nhà Chung
Job/hobbies : Giáo viên
Points : 167
Reputation : 6
Registration date : 16/03/2009

https://ntlclub.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11 Empty Re: Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11

Bài gửi  admin Fri Nov 20, 2009 3:01 pm

Trường THCS Phạm Hữu Lầu

Phạm Hữu Lầu (1906-1959)

Ông Phạm Hữu Lầu, bí danh Tư Lộ, sinh năm 1906, quê làng Hòa An, tổng An Tịnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Hồi nhỏ, Lầu ham học và học giỏi, nhưng gia đình nghèo cha mất sớm, nên năm 13 tuổi phải nghỉ học đi làm thợ sơn, rồi thợ hớt tóc để có tiền giúp mẹ nuôi hai em.

Tháng 8/1926, Phạm Hữu Lầu cùng một số bạn trẻ khác tham gia tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh ở chợ Cao Lãnh.

Tháng 9/1928, Phạm Hữu Lầu được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được bầu làm tổ trưởng, đến tháng 10/1929 được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng, được đề cử vào Ban Chấp hành lâm thời Trung ương An Nam Cộng sản Đảng; sau đó được rút lên Sài Gòn và chỉ định đi “vô sản hóa” ở đề pô xe lửa Dĩ An. Trung tuần tháng 2/1930, ông được đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giữa năm 1930, ông đi dự hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất ở Hương Cảng. Đến cảng Hải Phòng thì bị mật thám Pháp bắt đưa về nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội. Sau đó đưa về Sài Gòn xét xử, kết án tù chung thân, phát lưu và đày ra Côn Đảo.

Năm 1936 mặt trận Bình dân lên cầm quyền ở nước Pháp đã quyết định ân xá một số lớn chính trị phạm ở Đông Dương, trong đó có Phạm Hữu Lầu. Sau khi ra tù, ông tham gia Xứ ủy Nam kỳ và hoạt động trong nhóm Dân chúng “Lepeuple” ở Sài Gòn, Cao Lãnh và Rạch Giá.

Đến cuối năm 1939 ông lại bị thực dân Pháp bắt, bị kết án 5 năm tù và đày đi Côn Đảo. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông trở về Sa Đéc, được giao trách nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Sa Đéc.

Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược, đánh chiếm Sa Đéc (25/1/1946), ông lãnh đạo tổ chức các phòng tuyến chiến đấu, ngăn chặn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của địch.

Để bảo tồn lực lượng, ông và Tỉnh ủy quyết định chia lực lượng Quân - Dân - Chánh - Đảng của tỉnh làm 3 bộ phận. Hai bộ phận do ông và Nguyễn Hữu Xuyến chỉ huy rút xuống miền Tây, một bộ phận ở lại bám bên Đồng Tháp Mười tiếp tục lãnh đạo kháng chiến.

Tháng 4/1946 ông cùng bộ phận đi miền Tây trở về. Ông được bầu làm Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh, sau đó là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Sa Đéc.

Cuối năm 1949, ông được rút lên Khu ủy Khu VIII, rồi về Ban Đại diện của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ.

Tháng 5/1951, ông về làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Mỹ Tho kiêm Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Phân liên Khu miền Đông, phụ trách vùng Đồng Tháp Mười.

Tháng 4/1952, ông được phân công làm Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ phụ trách Công an và Thương binh đến năm 1954. Sau hiệp định Genève đến giữa năm 1958, ông làm phó Bí thư Xứ ủy, rồi Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ đến cuối năm 1959.

Ngày 16/12/1959, ông từ trần tại một bệnh viện trên đất Campuchia do căn bệnh lao phổi.

Năm 1985, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tổ chức đưa hài cốt ông về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh ở thị xã Cao Lãnh (nay là thành phố Cao Lãnh) và quyết định đặt tên trường Chính trị tỉnh là trường Phạm Hữu Lầu; đặt tên con đường trước cổng trường Chính trị Phường1, TX Sa Đéc và từ cầu Đúc trong nội ô thành phố Cao lãnh (Phường 4) ra bến phà Cao Lãnh (Phường 6) là đường Phạm Hữu Lầu. Tại quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh cũng có con đường mang tên ông.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Phạm Hữu Lầu là tấm gương tiêu biểu, trong sáng để lại cho hậu thế.
admin
admin
Hướng Dẫn Viên
Hướng Dẫn Viên

Nam
Tổng số bài gửi : 70
Age : 47
Đến từ : Ngôi Nhà Chung
Job/hobbies : Giáo viên
Points : 167
Reputation : 6
Registration date : 16/03/2009

https://ntlclub.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11 Empty Re: Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11

Bài gửi  admin Fri Nov 20, 2009 3:06 pm

Trường THCS Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh (1914–1967)
Ông tên thật là Nguyễn Vịnh, quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông sinh trưởng trong một gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành. Năm 14 tuổi, thân phụ qua đời, gia đình nghèo, ông bỏ học, đi làm tá điền kiếm sống và nuôi gia đình.

Năm 1934, ông tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.

Từ năm 1938 đến năm 1943, ông nhiều lần bị Pháp bắt giam ở nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Đến khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945) mới ra tù. Sau khi ra tù và trở lại hoạt động, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (8-1945). Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được đặt bí danh là Nguyễn Chí Thanh và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.

Từ năm 1948 đến 1950, ông làm Bí thư Liên khu ủy IV.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Đại hội Đảng bộ quân đội năm 1960

Cuối năm 1950, làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), được cử vào Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng.

Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng.

Cuối năm 1960, ông được cử giữ chức Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương. Năm 1961, ông liên tục phát động các phong trào thi đua trong các hợp tác xã, giúp ổn định tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất nông nghiệp miền Bắc.

Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn.

Do sức khỏe yếu, đầu năm 1967, ông được đưa trở về Hà Nội. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do bệnh tim; đây cũng chính là ngày mà ông dự định trở lại miền Nam.

Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng), Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.
Ông đã được đặt tên cho 1 ngôi trường tại xã anh hùng Hoà An, TP Cao Lãnh


Được sửa bởi Admin ngày Fri Nov 20, 2009 3:11 pm; sửa lần 1.
admin
admin
Hướng Dẫn Viên
Hướng Dẫn Viên

Nam
Tổng số bài gửi : 70
Age : 47
Đến từ : Ngôi Nhà Chung
Job/hobbies : Giáo viên
Points : 167
Reputation : 6
Registration date : 16/03/2009

https://ntlclub.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11 Empty Re: Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11

Bài gửi  admin Fri Nov 20, 2009 3:09 pm

Trường THCS Trần Đại Nghĩa
Trần Đại Nghĩa (13 tháng 9 năm 1913–9 tháng 8 năm 1997)
Cuộc đời

Ông tên thật Phạm Quang Lễ, sinh năm 1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Mồ côi cha lúc 6 tuổi, ông được mẹ và chị gái đã tần tảo nuôi dưỡng cho ăn học. Giữa 1933, Phạm Quang Lễ đã thi đỗ đầu hai bằng tú tài: Tú tài Việt và Tú tài Tây. Nhưng vì nhà nghèo, không có tiền đi Hà Nội để học tiếp, Phạm Quang Lễ quyết định đi làm giúp mẹ, giúp chị và nuôi chí vươn lên, chờ thời cơ.

Năm 1935, ông đi du học Pháp và tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: Đại học Bách khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Sau đó ông ở lại Pháp làm việc tại Viện nghiên cứu máy bay. Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.

Tháng 5 năm 1946, Hồ Chí Minh qua Pháp thương thuyết với Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet. Ông theo Hồ Chí Minh về nước, tham gia tổ chức, chế tạo vũ khí cho quân đội tại núi rừng Việt Bắc. Ngày 5 tháng 12 năm đó, Hồ Chí Minh đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và trực tiếp giao cho ông làm Cục trưởng Cục Quân giới (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam) kiêm Giám đốc Nha nghiên cứu Quân giới (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự), Bộ Tổng tư lệnh Quân đội.

Ông từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục pháo binh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam (nhiệm kỳ 1983-1988), Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khoá II, III.

Ông được phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên năm 1948. Ông đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lao động (tại đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc đầu tiên năm 1952).

6 tháng 3 năm 1956, Bộ trưởng Giáo dục quốc gia Nguyễn Văn Huyên ký nghị định số 147/NĐ về việc thành lập trường Đại học Chuyên nghiệp Bách khoa và ông được bổ nhiệm làm giám đốc.

Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (Bazooka, súng SKZ, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Các công trình nghiên cứu của ông được quốc tế đánh giá cao, được ứng dụng rộng rãi trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và là nỗi kinh hoàng của quân đội đối phương[cần dẫn nguồn]. Trong tác phẩm Street Without Joy, trang 237, của Bernard B. Fall có viết về súng SKZ của ông như sau "...and the feared Viet-Minh SKZ recoilless cannon oppened up at minimum range upon the "soft" vehicles..."

Năm 1966, ông được bầu làm Viện sỹ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Những năm cuối đời, ông cùng gia đình trở về quê hương miền Nam, sinh sống tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất vào 16 giờ 20 phút ngày 9 tháng 8 năm 1997, hưởng thọ 85 tuổi.
Ông đã được nhân dân Đồng Tháp và UBND tỉnh Đồng Tháp đặt tên cho ngôi trường nằm trên địa bàn phường 11, TP. Cao Lãnh
admin
admin
Hướng Dẫn Viên
Hướng Dẫn Viên

Nam
Tổng số bài gửi : 70
Age : 47
Đến từ : Ngôi Nhà Chung
Job/hobbies : Giáo viên
Points : 167
Reputation : 6
Registration date : 16/03/2009

https://ntlclub.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11 Empty Re: Giao Lưu Bóng Chuyền Nữ chào mừng ngày 20 tháng 11

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết